Dự án bất động sản Hà Nội, Grandeur Palace Giảng Võ

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN NỔI BẬT

Các dự án vừa mở bán với những ưu đãi, thông tin chính xác về giá cả, những tin tức BĐS nổi bật, thu hút nhiều sự quan tâm của người đọc giúp bạn dễ dàng nắm được những thông tin nóng hổi và chọn lọc nhất.

TIN TỨC & SỰ KIỆN

Địa ốc Nhân Hòa trân trọng gửi tới quý khách hàng thông tin cập nhật mới nhất về thị trường Bất Động Sản

Xem thêm

ĐỐI TÁC BẤT ĐỘNG SẢN

Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Bất Động Sản, Địa ốc Nhân Hòa luôn lựa chọn các dự án của chủ đầu tư uy tín và hợp tác với những đối tác hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, thiết kế nội thất,…. Mục đích cung cấp cho bạn và gia đình bạn những giải pháp đầu tư, sự lựa chọn tốt nhất, phù hợp với nhu cầu.

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN SẮP MỞ BÁN

HÀ NỘI

SÀI GÒN

TỈNH THÀNH KHÁC

TẠI SAO LỰA CHỌN ĐỊA ỐC NHÂN HÒA

KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?

Trước khi đi vào định nghĩa dự án bất động sản, chúng ta cùng tìm hiểu qua về định nghĩa bất động sản là gì?

Chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta đã từng bắt gặp cụm từ “real estate” hay “real property”. Đó là thuật ngữ tiếng anh của bất động sản, là cụm từ trái nghĩa với động sản “personal property”. Địa ốc, nhà đất hay còn gọi là bất động sản; theo thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Bahama) có nghĩa là bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền trên đất.

Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động, lều  hay nhà tạm thì không được xem là bất động sản. Ngoài ra bất động sản còn được dùng để ám chỉ những tài sản liên quan gắn liền đến đất đai, không di chuyển được, không thể tách rời khỏi mảnh đất như: nhà ở, căn hộ chung cư, các công trình xây dựng, dòn khoan dầu khi, mỏ dưới lòng đất…

Dự án bất động sản là tập hợp các nhiều bất động sản trong cùng một khu vực tạo thành. Theo đó dự án bất động sản không chỉ là đất đai mà nó bao gồm cả tài sản gắn liền trên đất như nhà, căn hộ chung cư, kho xưởng, các công trình xây dựng…

THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

1. Công trình xây dựng

Là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.

2. Chỉ giới đường đỏ dự án bất động sản

Là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.

3. Chỉ giới xây dựng dự án

Là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.

4. Dự án đầu tư xây dựng

Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

5. Giấy phép xây dựng

Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

6. Giấy phép xây dựng có thời hạn

Là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

7. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn

Là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

8. Hoạt động đầu tư xây dựng

Là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.

9. Hoạt động xây dựng

gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

10. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng dự án bất động sản

Là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

11. Thời hạn quy hoạch xây dựng

Là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cho việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.

12. Nhà thầu nước ngoài

Là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.

13. Chủ nhiệm

Là chức danh của cá nhân được tổ chức giao nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện toàn bộ công việc tư vấn có nhiều chuyên môn khác nhau, gồm: chủ nhiệm lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

14. Giám sát trưởng

Là chức danh của cá nhân được tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động giám sát thi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể.

15. Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu

Là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể.

16. Mã số chứng chỉ hành nghề

Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ hành nghề. Mã số chứng chỉ hành nghề không thay đổi khi cá nhân đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề đã được cấp.

17. Mã số chứng chỉ năng lực

Là dãy số có 08 chữ số dùng để quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức. Mỗi tổ chức tham gia hoạt động xây dựng khi đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu theo quy định của Nghị định này được cấp một mã số chứng chỉ năng lực. Mã số chứng chỉ năng lực không thay đổi khi tổ chức đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực đã được cấp.

18. Vật liệu xây dựng

Là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

19. Cấu kiện xây dựng

Là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.

20. Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.

21. Quản lý thi công xây dựng công trình

Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.

22. Bản vẽ hoàn công

Là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.

23. Hồ sơ hoàn thành công trình

Là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.

24. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Là hoạt động đo lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định.

25. Kiểm định xây dựng trong các dự án bất động sản

Là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.

26. Giám định xây dựng

Là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

27. Người quản lý, sử dụng công trình

Là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.

28. Quan trắc công trình

Là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian

29. Trắc đạc công trình

Là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo hành, bảo trì, vận hành, khai thác và giải quyết sự cố công trình xây dựng.

30. Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng

Là đánh giá mức độ phù hợp của vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được áp dụng.

31. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng

Là đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng.

32. Bảo trì công trình xây dựng

Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

33. Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng

Là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.

34. Thiết kế sơ bộ

Là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.

35. Thiết kế cơ sở

Là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

36. Thiết kế kỹ thuật

Là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

37. Thiết kế bản vẽ thi công

Là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

PHÂN LOẠI DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

1. Dự án bất động sản để ở

– Biệt thự đơn lập: Là biệt thự riêng biệt tạo thành một thể thống nhất, có 4 mặt là sân vườn, không tiếp giáp với các công trình bất động sản khác

– Biệt thự song lập: Là một căn biệt thự có 3 mặt là sân vườn, mặt còn lại tiếp giáp với căn biệt thự khác. Hai căn biệt thự tạo thành một khối thống nhất nhưng mỗi căn có lối đi riêng biệt không ảnh hưởng đến nhau.

Biệt thự Giảng Võ
Biệt thự Grandeur Palace Giảng Võ

– Nhà phố, Shophouse: là một dạng nhà mặt đường phổ biến ở thành thị, các khu đô thị hay vùng nông thôn. Các căn

– Căn hộ chung cư: là căn hộ nằm trong một tòa nhà, khu chung cư gồm tập hợp nhiều hộ gia đình cùng sinh sống và sử dụng chung một hệ thống cơ sở hạ tầng.

– Đất nền: là tập hợp nhiều lô đất còn trống không chứa các tài sản gắn liền trên đất. Chủ đầu tư các dự án chỉ tiến hành làm cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.

2. Dự án bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch

Bất động sản nghỉ dưỡng: là dự án bất động sản gồm biệt thự, căn hộ khách sạn, shophouse,… tạo thành một quần thể nghỉ dưỡng và được bán lại cho các nhà đầu tư thứ cấp hợp tác cùng chủ đầu tư kiếm lời. Trong đó bất động sản nghỉ dưỡng có các loại hình như nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng ven đô…

– Biệt thự nghỉ dưỡng: là loại hình biệt thự được xây dựng nhằm phục vụ cho hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn tái tạo sức lao động.

– Bất động sản ven biển: là dự án bất động sản được quy hoạch, xây dựng xunh quanh một bãi biển đẹp

– Bất động sản núi, bất động sản ven đô: tương tự như bất động sản biển, thì ở đây thường được nhắc tới là các khu nghỉ dưỡng trên núi, hồ; khu nghỉ dưỡng lân cận các thành phố lớn.

Dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô Ivory Villas & Resort
Dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven đô Ivory Villas & Resort

3. Dự án bất động sản cho thuê, khách sạn

– Condotel: là viết tắt của từ condo và hotel có nghĩa là căn hộ chung cư kết hợp với căn hộ khách sạn. Đây cũng là một khái niệm rất quen thuộc trên thị trường bất động sản thế giới.

– Bất động sản văn phòng: là công trình bất động sản có chức năng kinh doanh dành cho những cá nhân, công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh, thương mại.

Dự án Grandeur Palace Phạm Hùng
Phối cảnh dự án Grandeur Palace Phạm Hùng – Loại hình bất động sản: Khách sạn, Officetel, Căn hộ cao cấp

– Officetel: là viết tắt của từ Office và hotel; đây là loại hình khách sạn kết hợp với văn phòng tạo thành căn hộ đa chức năng vừa có thể ở và vừa làm văn phòng.

4. Bất động sản khu công nghiệp

Bất động sản công nghiệp là các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, nhà xưởng cho thuê, kho …

5. Bất động sản nông nghiệp

Dự án bất động sản nông nghiệp là môt loại hình bất động sản được tích tụ ruộng đất có qui mô lớn để đầu tư, sản xuất – kinh doanh nông nghiêp phục vụ trong lĩnh vực nông nghiêp, dựa trên yếu tố nông nghiêp với công nghệ cao, cung cấp nông sản, chế biến, xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệp hiện đại đảm bảo yếu tố môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

6. Bất động sản lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất trồng rừng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng

KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Thị trường bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch giữa các bên liên quan về một bất động sản nào đó. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng… mà ở đó Nhà nước có vai trò quản lý, tác động đến sự phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.